1. TPM 2.0 là gì?

TPM là viết tắt của từ Trusted platform module nghĩa là \một vi mạch (hay chip) được thiết kế cung cấp những chức năng liên quan tới an ninh cơ bản. TPM được cài đặt sẵn ở trên bo mạch chủ của một máy tính bàn hay máy tính xách tay.

2. Chip bảo mật TPM 2.0 có công dụng gì?

– Hỗ trợ mã hóa ổ đĩa trên máy với công nghệ Bitlocker

Tính năng này sẽ giúp bạn bảo vệ ổ cứng cách tối ưu, dù cho bất kỳ ai muốn truy cập vào cũng đều yêu cầu phải có mật mã.

Công nghệ Bitlocker của Windows

– Mã hóa mật khẩu

Công nghệ này được cập nhật và cải tiến liên tục. Vì vậy dù cho hacker có sử dụng từ điển để tấn công cũng không thể dò được mật khẩu.

Hacker có thể dò từ điển mật khẩu

Tấn công mật khẩu bằng từ điển là công cụ hỗ trợ các hacker dò cùng lúc nhiều username và password đến khi đăng nhập thành công. Nhiều người dùng có thói quen đặt mật khẩu là các cụm từ đơn giản, dễ nhớ như iloveyou, ancomchua,.. Đây chính là điểm yếu để phương pháp này dễ dàng xâm nhập.

– Giúp chống lại sự tấn công từ virus hoặc malware

Virus hay Malware sẽ không thể phá hoại đến các dữ liệu trong máy tính bởi chip TPM 2.0 sẽ nhận biết đó là hành vi sửa đổi dữ liệu không chính thống. Từ đó hệ thống sẽ báo cáo và người dùng có thể vào chế độ Safe mode để quét và diệt Malware hoặc Virus.

3. Vì sao TPM 2.0 cần thiết cho Windows 11?

Vấn đề bảo mật luôn luôn được người dùng quan tâm đến, do đó Microsoft muốn chắc chắn rằng hệ thống của họ được tăng cường bảo mật, tránh khỏi các cuộc tấn công của tội phạm không gian mạng, điều đó rất cần thiết cho sự xuất hiện của TPM 2.0. Đây là yêu cầu tối thiểu khi người dùng muốn cài đặt được Windows 11.

Vì sao TPM 2.0 cần thiết cho window 11?

4. Cách kiểm tra máy tính có trang bị chip TPM 2.0 để cài Windows 11

Bạn có thể làm theo những thao tác dưới đây để kiểm tra xem máy tính của mình có trang bị chip TPM 2.0 hay không nhé.

– Bước 1: Từ bàn phím nhấn tổ hợp Windows + R để mở hộp lệnh Run.

– Bước 2: Nhập dòng lệnh tpm.msc

Bước 2: Nhập dòng lệnh

– Bước 3: Quan sát trong cửa sổ Trusted Platform Module (TPM) > Mục Specification Version có ghi 2.0 > Tức là máy bạn đã được trang bị chip TPM 2.0 và có thể tiến hành cài Windows 11.

Bước 3: Xem thử TPM của bạn đang ở phiên bản nào

Những trường hợp không nhìn thấy hoặc nhận được lỗi thay vì không tìm thấy TPM tương thích, thì chip TPM không có trên bo mạch chủ của bạn hoặc thực sự bị vô hiệu hóa trong BIOS.

Bạn sẽ phải chuyển chip trạng thái TPM sang BẬT, trực tiếp từ BIOS.

5. Cách bật tính năng TPM 2.0

Bật TPM 2.0 từ Windows

Để bật module TPM trên máy tính của bạn thông qua cài đặt Windows 10, hãy làm theo các bước bên dưới:

Bước 1: Vào Settings Update & Security Recovery.

Bước 2: Phía dưới mục Advanced startup, bấm Restart now.

Bước 3: Bấm Troubleshoot Advanced options UEFI Firmware settings (lưu ý nếu bạn có BIOS cũ, tùy chọn này sẽ có thể không sử dụng được, đó là lúc bạn cần boot thẳng vào BIOS). Chọn Restart.

Bước 4: Mở trang cài đặt bảo mật (security).

Lưu ý nhanh: Cài đặt UEFI thường khác nhau theo nhà sản xuất và thậm chí theo kiểu máy tính. Do đó, bạn có thể cần phải kiểm tra trang web hỗ trợ của nhà sản xuất để biết thêm chi tiết cụ thể để tìm cài đặt bảo mật.

Bước 5: Chọn tùy chọn Trusted Platform Module (TPM) và nhấn Enter.

Bước 6: Chuyển trạng thái tuỳ chọn này qua Enabled và nhấn Enter.

Bước 7: Thoát cài đặt UEFI. Xác nhận các thay đổi để khởi động lại máy tính.

Sau khi bạn hoàn thành các bước, module TPM 2.0 sẽ cho phép bạn định cấu hình và sử dụng các tính năng như BitLocker hoặc vượt qua kiểm tra tính tương thích để cài đặt Windows 11.

6. Bật TPM 2.0 từ khi giao diện boot máy tính

Bước 1: Trước tiên các bạn khởi động máy tính, ngay sau khi màn hình vừa xuất hiện thì nhấn vào F2, F8, F10 hoặc F12 (tùy vào từng loại máy tính) để vào phần cấu hình CMOS.

Mẹo: Trong trường hợp bạn không thể truy cập BIOS bằng bàn phím, bạn có thể cần kiểm tra tài liệu của nhà sản xuất để xác định phím bạn cần nhấn trong khi khởi động. Dưới đây là một số thương hiệu máy tính và các phím tương ứng của chúng để truy cập vào BIOS trên mainboard:

  • Dell: F2 hoặc F12.
  • HP: Esc hoặc F10.
  • Acer: F2 hoặc Delete.
  • ASUS: F2 hoặc Delete.
  • Lenovo: F1 hoặc F2.
  • MSI: Delete.
  • Toshiba: F2.
  • Samsung: F2.
  • Surface: Nhấn và giữ nút tăng âm lượng.

Bước 2: Sau đó chọn vào Security > Tìm mục TPM Security từ menu.

Bước 3: Thiết lập TPM là On ( mặc định là Off).

Bước 4: Nhấn vào phím ESC để thoát ra và tiếp tục chọn vào Save and Exit để có thể lưu lại trước khi thoát.

Bước 5: Khi máy tính khởi động lại thì nhấn tiếp F2, F8, F10 hoặc F12 (tùy vào từng loại máy tính) để vào phần cấu hình CMOS.

Bước 6: Chọn vào Security > TPM Activation.

Bước 7: Thiết lập trạng thái TPM sang thành Activate.

Bước 8: Nhấn vào phím ESC để thoát ra và tiếp tục chọn vào Save and Exit để có thể lưu lại trước khi thoát. Khởi động vào Windows và bạn có thể đã nhận được tuỳ chọn TPM.

Có thể cài Windows 11 mà không có TPM 2.0 không?

Một số máy tính đặc biệt được đăng ký sẽ có thể được cài đặt Windows 11 mà không cần TPM 2.0. Tuy nhiên có lẽ bạn sẽ không có cơ hội sử dụng chúng. Thay vào đó thì hiện tại với bản Windows 11 Insider Preview đầu tiên thì mình thấy rất nhiều bạn đã tận dụng mỗi lỗi trên Windows 10 để có thể nâng cấp, bạn có thể tham khảo bài Cách cài Windows 11 trên bất kỳ máy nào để biết thêm chi tiết.

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Tiên Viết
Mình là Tiên. 9 tuổi, mê công nghệ từ nhỏ đến giờ vẫn còn mê. Sau nhiều năm tìm hiểu, học hỏi giờ đã trở thành "Thợ cài win dạo". Với kinh nghiệm cài win dạo nhiều năm mình lập blog này để chém gió tào lao về công nghệ thông tin.
Theo dõi
Thông báo về
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments